Trang nhất
  Xã Luận
  Đọc Báo Trong Nước
  Truyện Ngắn
  Kinh Tế
  Âm vang sử Việt
  Tin Thể Thao
  Y Học
  Tâm lý - Xã hội
  Công Nghệ
  Ẩm Thực

    Diễn Đàn Biển Đông
Bắc Kinh yêu cầu Manila ngừng khiêu khích ở Biển Đông
    Hình Ảnh Quê Nhà - Video Clip
Nồng ấm Tết cổ truyền dân tộc Khmer Chôl Chnăm Thmây
    Tin Thế Giới
Ấn Độ, Israel tiến hành diễn tập an ninh chung
    Tin Việt Nam
Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn
    Tin Cộng Đồng
Nắng nóng kỷ lục tại nhiều bang của Ấn Độ
    Tin Hoa Kỳ
Mật vụ Mỹ lên kế hoạch bảo vệ trong trường hợp ông Trump bị giam giữ
    Văn Nghệ
Huế
    Điện Ảnh
Lý Hải trở thành đạo diễn nghìn tỷ đồng
    Âm Nhạc
Danh tính nữ ca sĩ Việt may mắn gặp Rosé (Blackpink), lại còn chiêu đãi fan ảnh cam thường
    Văn Học
Bắt học sinh đi học ngày nghỉ lễ Giỗ tổ Hùng Vương, hiệu trưởng bị xem xét kỷ luật

Thông Tin Tòa Soạn

Tổng biên tập:
Tiến Sĩ
Nguyễn Hữu Hoạt
Phụ Tá Tổng Biên Tập
Tiến Sĩ
Nhật Khánh Thy Nguyễn
Tổng Thư ký:
Quách Y Lành




   Tin Việt Nam
Nga nên thích nghi trong quan hệ với VN
Một chuyên gia Nga có bài viết phân tích rằng trong tình hình quan hệ đối ngoại đầy phức tạp hiện nay, Nga cần thích ứng để thay đổi và nên xem xét có thể cung ứng cho Việt Nam những gì mà các nước khác không có được.

 


Theo bài viết của chuyên gia Anton Tsvetkov, giám đốc Quan hệ thông tin và chính phủ thuộc Hội đồng quan hệ quốc tế của Nga (RIAC) viết trên Lenta.ru, được trang Russia Beyond the Headlines dẫn lại ngày 10.4, Thủ tướng Nga Dmitry Medvedev vừa có chuyến thăm Việt Nam mới đây. Dư luận Nga đang quen với việc cảm nhận Việt Nam như một người bạn và là đối tác truyền thống, và dễ bỏ qua những bất đồng tiềm năng phát sinh giữa hai nước. Trong khi đó, chính sách đối ngoại hiện nay của Việt Nam là phức tạp, và Moscow sẽ phải thích ứng với điều này.

 

Mặc dù đặt cược vào mối quan hệ chặt chẽ với Trung Quốc và Mỹ, nhưng các lãnh đạo Việt Nam vẫn không muốn trở thành nạn nhân của một cuộc đối đầu lưỡng cực. Và đây là lý do tại sao Việt Nam vẫn cần Nga. Quan hệ giữa Moscow và Hà Nội ngày nay có ba phương hướng rất hứa hẹn.

 

Đầu tiên là cơ sở buôn bán vũ khí trên cơ sở viện trợ quân sự từ thời Liên Xô cho Việt Nam, vẫn được coi là một ưu tiên. Hợp đồng cung cấp 6 tàu ngầm diesel - điện lớp Kilo cho Việt Nam có thể được coi là thành tựu quan trọng nhất trong lĩnh vực này. Tàu ngầm được coi là mặt hàng nóng và đầy sức thu hút trong khu vực Đông Nam Á, khi nhiều nước xem chúng như là một phương cách hiệu quả để chống lại sự quyết đoán của Trung Quốc trên biển.

 

Thứ hai, ngành năng lượng. Khi nói đến khu vực này, Vietsovpetro là một câu chuyện thành công. Đây là liên doanh thăm dò khai thác dầu khí ngoài khơi ở miền Nam Việt Nam, đã hoạt động thành công từ những năm 1980. Tuy nhiên, có một số dự án Việt - Nga khác gần đây, bao gồm cả những dự án ở Nga (mà có thể là một bất ngờ với nhiều người Nga), cụ thể là khai thác dầu khí ở khu tự trị Nenets và trong khu vực Orenburg. Dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 tại Việt Nam do Atomstroyexport xây dựng được coi là viên ngọc của sự hợp tác Nga-Việt trong lĩnh vực năng lượng.

 

Thứ ba là hiệp định tự do thương mại (FTA) giữa Việt Nam và khu vực Liên minh kinh tế Á - Âu (EEU), dự kiến sẽ được ký kết trong năm 2015. Đây là một trong những dự án đa phương lớn nhất cho cả hai nước, với thuế suất nhập khẩu là 0% cho hầu hết hàng hóa và do vậy góp phần vào sự tăng trưởng thương mại song phương.

 

Nhưng cũng có những khó khăn trong việc hợp tác giữa 2 nước. Kim ngạch thương mại giữa 2 nước đạt khoảng 4 tỉ USD, chỉ chiếm 1% trong tổng kim ngạch mậu dịch của Việt Nam và khoảng 0,5% của Nga. Để so sánh, kim ngạch thương mại của Việt Nam với Mỹ đạt 36 tỉ USD, với Trung Quốc là 58 tỉ USD. FTA giữa Việt Nam và EEU chắc chắn sẽ tạo ra sự tăng trưởng, nhưng hiệu quả vẫn còn nghi ngờ.

 

Trong việc hợp tác truyền thống giữa Moscow và Hà Nội, Nga phải đối mặt với sự cạnh tranh ngay cả trong các gần đây là Mỹ là đối thủ cạnh tranh của Nga trong các ngành công nghiệp điện hạt nhân. Trong sản xuất dầu khí, Ấn Độ đang phát triển mạnh. Và điều gì sẽ xảy ra với việc xuất khẩu thiết bị quân sự của Nga nếu và một khi Mỹ dỡ bỏ hoàn toàn lệnh cấm vận về cung cấp vũ khí sát thương cho Việt Nam? Năm ngoái súng trường Kalashnikov của Nga đã thua thầu so với Israel khi loại súng trường tấn công Galil của Israel đã có nhà máy lắp ráp tại Việt Nam.

 

Đã đến lúc cần xem xét việc Nga có thể cung cấp cho Việt Nam những thứ gì mà các nước khác không thể cung cấp. Đó là những hàng hóa có thể giúp tăng kim ngạch thương mại ? Các tổ hợp quân sự - công nghiệp Nga sẽ duy trì sự cân bằng về giá và chất lượng ở mức rất hấp dẫn cho Hà Nội ? Liệu Nga có đủ nguồn lực vào lúc này để tham gia vào các dự án đầu tư lớn tại Việt Nam? Moscow có thể được hưởng lợi từ sự tăng trưởng kinh tế của đối tác châu Á này ?

 


Tàu ngầm Hà Nội tại quân cảng Cam Ranh. Tàu ngầm diesel - điện lớp Kilo của Nga được coi là mặt hàng nóng và đầy sức thu hút trong khu vực Đông Nam Á - Ảnh: Mai Thanh Hải

 

Nga có tầm quan trọng với Việt Nam như một sức mạnh lớn bên ngoài mà lãnh đạo thích một quan hệ đối tác mạnh mẽ. Tuy nhiên, sức mạnh của các mối quan hệ như vậy đã gần như chưa được thử thách trong lịch sử gần đây. Trong tháng 3.2015, các phương tiện truyền thông cho biết Bộ Ngoại giao Mỹ đã yêu cầu Hà Nội không tiếp tục việc cho Nga sử dụng căn cứ không quân Cam Ranh để tiếp nhiên liệu trên không cho máy bay ném bom tầm xa của Nga. Liệu Việt Nam sẵn sàng gánh các chi phí chính trị cho sự hợp tác chặt chẽ với Nga trong bối cảnh quan hệ ngày càng xấu đi với phương Tây sau này?

 

Ông Tsvetkov còn nhấn mạnh rằng, các va chạm tương tự có thể xảy ra trong quan hệ tam giá Nga - Trung Quốc - Việt Nam. Cả hai nước đều là đối tác chiến lược của Nga, nhưng nước Nga sẽ làm gì nếu có một cuộc xung đột giữa Trung Quốc và Việt Nam ? Và nếu Nga phải lựa chọn, thì hãy trung thực: Chúng ta biết sự lựa chọn của Moscow sẽ là những gì.

 

Cuối cùng chuyên gia Anton Tsvetkov kết luận: Lịch sử phong phú của các mối quan hệ và sự phát triển của các cuộc đối thoại chính trị và quân sự là một phần của một nền tảng vững chắc trong quan hệ song phương. Nhưng nếu chúng ta không thể xây dựng một ngôi nhà vững chắc trên nền tảng này, chúng ta sẽ không có nơi nào để sống.
DanQuyen.com
    Phản Hồi Của Độc Giả Về Bài Viết
Họ và Tên
Địa chỉ
Email
Tiêu đề
Nội dung
Gửi cho bạn bè Phản hồi

Các bài viết mới:
    Lãnh đạo Việt Nam gửi điện thăm hỏi Campuchia sau vụ nổ kho đạn (30-04-2024)
    Điện mừng Ngày Nhà vua Hà Lan (27-04-2024)
    Thùy Tiên đại diện thanh niên VN phát biểu tại Đối thoại của Tổng Thư ký ASEAN (22-04-2024)
    Nhiều tập đoàn phân phối, thu mua lớn trên thế giới sắp đến Việt Nam (12-04-2024)
    Việt Nam trúng cử vào cơ quan bình đẳng giới của Liên Hợp Quốc (10-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Tiếp tục thúc đẩy hợp tác dầu khí Việt Nam - Nga (08-04-2024)
    Chủ tịch Quốc hội lên đường thăm chính thức Trung Quốc (07-04-2024)
    Pháp muốn thúc đẩy hơn nữa quan hệ Đối tác Chiến lược với Việt Nam (04-04-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Đại sứ Tây Ban Nha tại Việt Nam (04-04-2024)
    Lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Thủ tướng Pháp sang thăm (04-04-2024)
    Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 6 trên thế giới của Trung Quốc (30-03-2024)
    UNESCO công nhận TP.HCM là thành viên Mạng lưới thành phố học tập toàn cầu (30-03-2024)
    Hội Luật gia Việt Nam gửi công điện chia buồn sau vụ khủng bố tại Nga (25-03-2024)
    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đón, hội đàm với Chủ tịch Quốc hội Phần Lan (25-03-2024)
    Lên án mạnh mẽ vụ tấn công khủng bố ở Matxcơva (23-03-2024)
    Thủ tướng Phạm Minh Chính: Đề nghị Chính phủ Hoa Kỳ ưu tiên thúc đẩy sớm công nhận Quy chế kinh tế thị trường của Việt Nam (21-03-2024)
    Tăng cường hợp tác quốc phòng Việt Nam - Lào (20-03-2024)
    Thủ tướng gặp mặt cộng đồng doanh nghiệp FDI và dự Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (19-03-2024)
    Việt Nam đang đứng trước cơ hội tăng trưởng lớn với những bước tiến dài cho nền kinh tế (18-03-2024)
    Việt Nam sẽ có khu lấn biển làm đảo nhân tạo hơn 11.000 ha (15-03-2024)

Các bài viết cũ:
    Tàu tác chiến Mỹ lần đầu đến Việt Nam (10-04-2015)
    'Việt Nam là một quốc gia quan trọng' (07-04-2015)
    Ông Medvedev: “Xin nói thẳng, Việt Nam là trường hợp ngoại lệ” (06-04-2015)
    Việt Nam ủng hộ chính sách Hành động phía Đông của Ấn Độ (03-04-2015)
    Hợp tác ở Cam Ranh không gây nguy hại cho bên thứ ba (27-03-2015)
    Sự xuyên tạc đáng ghê tởm của báo chí Trung Quốc về cuộc chiến tranh 1979 (07-03-2015)
    Mỹ đưa VN vào danh sách trợ giúp hạt nhân (06-03-2015)
    Một người Việt bị cáo buộc liên quan đến al-Qaeda (04-03-2015)
    Vì sao Trung Quốc ngày càng bỏ xa Việt Nam trong phát triển? (28-02-2015)
    Vĩnh biệt một trái tim nhân hậu (14-02-2015)
    PTT Phạm Bình Minh:Tranh chấp Biển Đông là mối đe dọa 2015 (24-01-2015)
    Vì sao miền Bắc Việt Nam im lặng sau hải chiến Hoàng Sa? (20-01-2015)
    Chính sách đối ngoại của Việt Nam qua góc nhìn chuyên gia phương Tây (17-01-2015)
    Thận trọng với đề xuất cho thanh toán sử dụng Nhân Dân Tệ ở Việt Nam (04-01-2015)
    Quan hệ thương mại, đầu tư Việt Nam – Hoa Kỳ năm 2014, cơ hội và thách thức năm 2015 (31-12-2014)
    3 yếu tố tạo nên sức mạnh quân sự Việt Nam (20-12-2014)
    Người Mỹ gốc Việt đầu tiên đắc cử Thị trưởng Garden Grove (20-11-2014)
    Ấn Độ muốn "chạy đua" với Mỹ đến Việt Nam (14-11-2014)
    Mỹ tăng cường hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực phòng thủ trên biển (13-11-2014)
    Mỹ sửa đổi quy định về xuất khẩu vũ khí cho Việt Nam (12-11-2014)
 
"Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam".

Chuyển Tiếng Việt


    Truyện Ngắn
Xa Xóm Mũi


   Sự Kiện

Lời Di Chúc của Vua Trần Nhân Tôn





 

Copyright © 2010 DanQuyen.com - Cơ Quan Ngôn Luận Người Việt Hải Ngoại
Địa Chỉ Liên Lạc Thư Tín:
E-mail: danquyennews@aol.com
Lượt Truy Cập : 152812842.